Có rất nhiều loài vi khuẩn thuộc giống Samonella gây bệnh đường ruột trên gia cầm. Trong đó 3 thể bệnh phổ biến và gây thiệt hại nhất cho ngành chăn nuôi gia cầm bao gồm: thể bệnh thương hàn do Salmonella gallinarum; thể bệnh phó thương hàn do Salmonella typhimurium và S. Enteritidis; và thể bệnh bạch lỵ do Salmonella pullorum. Bài viết này tập trung về thể bệnh bệnh bạch lỵ do Salmonella pullorum.
Biên soạn: CTN-Gia cầm
1. Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Salmonella pullorum gây ra. Salmonella là các vi khuẩn bắt màu gram- . Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
2. Phương thức truyền lây
Bệnh do Samonella có thể lây lan thông qua cả hai phương thức truyền dọc (từ mẹ sang con) và truyền ngang (giữa các con gia cầm trong đàn).
- Lây truyền dọc: vi khuẩn từ buồng trứng xâm nhập vào phôi hoặc từ lỗ huyệt lây lan qua vỏ trứng, rồi vào trong máy ấp trứng và truyền lây cho gia cầm con.
- Lây truyền ngang: gia cầm con mới nở trong máy ấp bị nhiễm bệnh và lan truyền bệnh cho gia cầm con ấp cùng máy; hoặc gia cầm bệnh hay gia cầm sống sót sau bệnh trở thành vật mang trùng làm lây lan cho những con khác. Quá trình lây truyền ngang có thể xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với cá thể bệnh hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc với thức ăn, nước uống, chất thải (phân) hay dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh. Trong đó, quan trọng nhất là lây nhiễm qua phân chứa mầm bệnh.
3. Triệu chứng
3.1. Phôi trong trứng:
Phôi thường chết vào ngày thứ 18-19 hoặc chết ngay lúc mới nở ra.
- Thường chết vào ngày thứ 4-5 và sau ngày thứ 8 tỷ lệ chết giảm dần.
- Trong thời gian này, gia cầm có những biểu hiện như ủ rũ, bỏ ăn, tụ lại thành từng đám, tiêu chảy phân trắng bạch.
- Bệnh xảy ra ở gia cầm dưới 10 ngày tuổi thì tỷ lệ chết cao trong khoảng 10-90%, rất thường thấy khoảng 30% gà con chết khi bị nhiễm cấp tính từ trong máy ấp. Nếu bệnh xảy ra ở 10-20 ngày tuổi thì thường ở dạng cấp tính và cũng có tỷ lệ chết khá cao (nếu chúng ta không điều trị). Nhưng nếu bệnh xảy ra sau 3 tuần tuổi thì đa số gia cầm bệnh tự khỏi và trở nên mang trùng và lây lan mầm bệnh hoặc dễ dàng bị tái phát.
3.3. Ở gia cầm lớn hơn 10 ngày tuổi:
- Lúc đầu gia cầm con tuy ăn uống bình thường nhưng chúng chậm lớn, bụng nặng (sệ bụng), tiêu chảy, phân sền sệt màu trứng sau đó trở nên loãng có màu trắng.
- Sau vài ngày phân trắng khô bám đầy hậu môn thậm chí nút chặt hậu môn làm cho gia cầm không đi tiêu được, khi đó gia cầm bị chướng hơi, đầy bụng (bụng căng chướng) gia cầm kém ăn ủ rũ rồi chết.
- Một số có thể biệu hiện khớp bị sưng to, đi cà nhắc và triệu chứng thần kinh.
Ở gia cầm lớn: trong bệnh cấp tính, gia cầm giảm đẻ rất rõ đồng thời với tỷ lệ ấp nở giảm rõ rệt; gà có mào tái, có khi tiêu chảy.
Tương tự như ở bệnh thương hàn do Samonella gallinarum.
4.1 Gia cầm con
- Gia cầm con chết vào những ngày đầu (1-3 ngày)
- Lòng đỏ có màu vàng xanh, hôi thối, có độ lớn như lúc mới nở, tức là lòng đỏ không tiêu
- Gan và phổi sung huyết, xuất huyết, có thể chứa nốt áp-xe
- Gia cầm chết ở 14-21 ngày tuổi
- Gan, lách, dạ dày,và phổi sưng to có nhiều chấm hoại tử li ti màu trắng xám nhạt hoặc có thể chứa nốt áp-xe
- Lòng đỏ của nhiều con vẫn chưa tiêu và có màu vàng trắng, màu kem đôi khi xuất huyết
- Lách sưng to gấp 2-3 lần bình thường
- Thận xuất huyết đỏ. Ống dẫn tiểu sưng vì tích tụ urate.
- Gia cầm đi phân sống, do đó khi mổ ruột thấy thức ăn không tiêu, đường ruột chứa nhiều phân, đoạn gần hậu môn chứa nhiều phân trắng, niêm mạc ruột bị xuất huyết.
- Màng ngoài tim dày đục chứa nhiều dịch rỉ vàng.
- Ruột viêm có các mảng trắng trên niêm mạc, viêm khớp, lách sưng to, thận sung huyết đỏ. Dạ dày chứa thức ăn bị cô đọng lại, màu vàng.
4.2. Gia cầm lớn
- Gia cầm đẻ hoặc gia cầm giống rất hay mắc bệnh này, mổ khám có thể thấy buồng trứng có trứng non bị vỡ dính vào nhau tạo thành u, gia cầm mất khả năng sinh sản và gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.
- Viêm buồng trứng, ống dẫn trứng, nang trứng méo mó dị hình và dễ vỡ ở ống dẫn trứng làm tắc ống dẫn trứng, gây viêm xoang bụng làm bụng xệ.
- Da sậm màu, cơ thể gầy còm (do bại huyết)
- Gan sưng có hoại tử màu trắng xám và vàng nhạt, túi mật to
- Ruột viêm đỏ, loét rộng.
- Viêm phúc mạc, viêm cơ tim, màng tim có fibrin
- Dịch hoàn có nốt hoại tử và có thể bị teo.
5. Phòng bệnh
5.1. Phòng bệnh bằng vệ sinh
- Chủ yếu là vệ sinh tốt môi trường, đặc biệt là nguồn nước, thức ăn.
- Sát trùng bằng thuốc sát trùng phù hợp một cách thường xuyên trong khu đang chăn nuôi gà, phun trực tiếp trên gia cầm 1-2 lần/ tuần.
- Phun thuốc sát trùng chuồng trại định kỳ bằng 2-3 lần/tháng toàn bộ khu vực chăn nuôi. Xin vui lòng tham khảo thêm thông tin về các sản phẩm thuốc sát trùng hiện có trên thị trường trong phần ‘Sản phẩm - Thuốc sát trùng’.
5.2. Phòng bệnh bằng các biện pháp dinh dưỡng
- Lúc thời tiết thay đổi hoặc khi gia cầm phải trải qua những stress trong quá trình nuôi như tiêm vacxin, vận chuyển nên tăng cường sức đề kháng cho gia cầm bằng hỗn hợp vitamin, vitamin C. Xin vui lòng tham khảo thêm thông tin về các sản phẩm vitamin hiện có trên thị trường trong phần ‘Sản phẩm – Vitamin và khoáng chất’.
- Cung cấp khoáng chất, chất điện giải cho gia cầm để tăng sức đề kháng. Xin vui lòng tham khảo thêm thông tin về các sản phẩm cung cấp chất điện giải hiện có trên thị trường trong phần ‘Sản phẩm – Chất điện giải’ và phần ‘Sản phẩm – Khoáng chất’.
5.3. Phòng bệnh bằng các biện pháp quản lý
- Chủng ngừa trong bệnh thương hàn ít hiệu quả nên ít được thực hiện.
- Áp dụng biện pháp chăn nuôi cùng vào cùng ra kết hợp với vệ sinh sát trùng kỹ càng trước mỗi đợt nuôi
- Đây là bệnh rất khó loại trừ được mầm bệnh. Cần loại thải ngay những con gia cầm bị bệnh ngay khi mới phát hiện.
- Dùng kháng sinh có phổ khuẩn rộng trộn thức ăn, kết hợp với vitamin và khoáng chất hòa vào nước uống định kỳ, nhất là trong những giai đoạn gia cầm bị stress hay thời tiết thay đổi để ngăn chặn hoặc tiêu diệt mầm bệnh.
6. Điều trị bệnh
Có thể dùng một trong những loại kháng sinh như Kanamycin Gentamycin, Enrofloxacin, Norfloxacin, Florphenicol… Kháng sinh có thể dùng dạng tiêm, dạng pha thức ăn hoặc nước uống. Thời gian sử dụng cần thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Xin vui lòng tham khảo thêm thông tin về thuốc kháng sinh điều trị bệnh do Samonella trên gia cầm hiện có trên thị trường trong phần ‘Sản phẩm – Kháng sinh điều trị bệnh Samonella’.
Kết hợp dùng thuốc trợ sức cho gia cầm bằng một trong những sản phẩm vitamin hỗn hợp, vitamin C và chất điện giải cũng như men tiêu hóa để cải thiện sức khỏe của gà. Xin vui lòng tham khảo thêm thông tin về các sản phẩm men vi sinh sống (probiotics) hiện có trên thị trường trong phần ‘Sản phẩm – Men vi sinh sống (probiotics)’.
Tài liệu tham khảo
1. Antonio Zanella. Poultry disease manual.
2. Vegad J.L. 2007. A colour atlas of poultry diseases. International Book Distributing Co. ISBN 978-81-8189-130-3.
3. Elkin N., 2013. Atlas of Pathology. PoultryMed.
4. Evan Dinev, 2010. Disease of Poultry. ISBN: 978-954-9411-12-6