99+ Tác dụng của thuốc thú y trong chăn nuôi
Tác dụng cục bộ và tác dụng toàn thân:
– Tác dụng cục bộ: thuốc chỉ có tác dụng trên môt vùng của cơ thể hoặc chỉ tác dụng nơi tổ chức nó tiếp xúc.
Ví dụ: Novocain hoặc cồn sát trùng ngoài da.
Chú ý: Một số trường hợp đặc biệt có thể gây tác dụng toàn thân. Ví dụ: thuốc đỏ xoa nhiều, xoa một vùng lớn trên cơ thể thì có thể gây ngộ độc.
– Tác dụng toàn thân: là thuốc gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể hoặc các khí quan hết sức quan trọng của cơ thể. Phần lớn các thuốc này có tác dụng tới khắp cơ thể. Ví dụ: các thuốc có tác dụng đối với tim, mạch, hô hấp: penicillin,…
Tác dụng chính và tác dụng phụ:
– Tác dụng chính: là thuốc có tác dụng dược lý xảy ra mạnh nhất, sớm nhất và được ứng dụng vào điều trị.
– Tác dụng phụ: là thuốc có tác dụng dược lý xảy ra chậm hơn, yếu hơn và thường là những yếu tố bất lợi.
Ví dụ:
+ Santonin là thuốc điều trị giun sán cho người. Tác dụng chính là ức chế hoạt động của giun sán, tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột. Tác dụng phụ là thuốc vào máu kích thích thị giác gây vàng mắt.
+ Mocfin: Tác dụng chính là giảm đau. Tác dụng phụ: gây táo bón.
+ Pilocapin: Tác dụng chính: thuốc làm cho dạ dày và ruột co bóp mạnh. Tác dụng phụ: thuốc gây chảy nhiều nước bọt, khiến cơ thể mệt mỏi.
+ Cafein: Tác dụng chính: gây hưng phấn thần kinh trung ương. Tác dụng phụ: lợi tiểu.
Tác dụng hồi phục và tác dụng không hồi phục:
– Tác dụng hồi phục: là thuốc chỉ gây tác dụng tạm thời, lúc thuốc khuyêch tán hết, cơ năng sinh lý đó lại hoạt động trở lại bình thường.
Ví dụ: Thuốc mê có tác dụng ức chế thần kinh trung ương tạm thời, lúc thuốc khuyêch tán hết thì hoạt động của thần kinh trung ương trở lại bình thường hoặc khi phong bế bằng Novocain cũng vậy.
– Tác dụng không hồi phục: tác dụng này xảy ra lâu dài hoặc có thể phá hủy các tổ chức tiếp xúc với thuốc. Các chất có tác dụng không hồi phục thường là các chất có khả năng oxy hóa mạnh, các bazơ mạnh (ví dụ bôi cồn Iốt với nồng độ cao).
Tác dụng hiệp đồng và tác dụng đối lập:
– Tác dụng hiệp đồng: khi hai chất thuốc ta dùng phối hợp với nhau mà hiệu quả điều trị tăng lên thì ta gọi là tác dụng hiệp đồng.
Burgi phân biệt có 2 loại hiệp đồng:
+ Hiệp đồng cộng lực của 2 loại thuốc bằng tổng dược lực của 2 thuốc đó (xảy ra với 2 chất có cùng 1 cơ chế tác dụng và tác dụng lên cùng một cơ quan cảm thụ). Ví dụ: Penixillin và baxitraxin cùng ức chế sự tổng hợp vỏ vi khuẩn gram (+), trộn 2 thứ này cho uống thì có tác dụng hiệp đồng cộng lực.
+ Hiệp đồng tăng lực: xảy ra đối với những chất có cơ chế tác dụng khác nhau.
Ví dụ: Dùng kháng sinh để điều trị căn bệnh. Kết hợp với vitamin (có tác dụng đối với sinh bệnh) thì có tác dụng hiệp đồng tăng lực.
Ví dụ: Strichnin phối hợp với B1 để điều trị suy nhược, bại liệt.
– Tác dụng đối lập: hai chất thuốc gọi là đối lập với nhau khi ta phối hợp chúng thì chất này sẽ làm giảm hoặc phá hủy tác dụng của chất kia.
Ví dụ: Axetylcolin làm tăng cường nhu động của cơ trơn, Atropin thì ngược lại. Chúng đối lập nhau. Hoặc tương kỵ sinh lý: hai vị thuốc đưa vào cơ thể gây ra hiện tượng sinh lý đối lập nhau.
Có 2 loại đối lập:
+ Đối lập một chiều: Thuốc A làm mất tác dụng của thuốc B nhưng thuốc B không làm mất tác dụng của thuốc A. Ví dụ: Ngộ độc Pilocarpin thì phải giải độc bằng Atropin. Nhưng ngược lại, trúng độc Atropin thì không thể giải độc bằng pilocarpin được.
+ Đối lập hai chiều: Ví dụ: ngộ độc ete thì tiêm Strichnin; còn ngộ độc Strichnin thì tiêm ete.
Giải độc: hai chất này nếu ta đổ chung với nhau thì chúng trung hòa tác dụng của nhau.
Xem thêm: Địa Chỉ Mua Bán Các Nguyên Liệu Phụ Gia Chăn Nuôi Chất Lượng Tại TPHCM - Xem Ngay TLT
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NÔNG XANH
Công Ty TNHH Thương Mại Nông Xanh với hơn 7 năm kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối nguyên liệu phụ gia thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc thủy sản, chúng tôi luôn đem lại lợi ích cho khách hàng
Địa chỉ: 4/2 Đường 160, Kp7, P. Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP.HCM
Email: nongxanh@nongxanh.vn
Tel: 0986 191 972